Nếu đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, hẳn bạn sẽ ấn tượng với Lưu Bị qua ba lần tới thăm lều cỏ để mời Gia Cát Lượng ra phò tá. Điển cố này sau thường được gọi với cái tên “Tam cố mao lư” hay “Tam cố thảo lư”.
Vậy bạn có bao giờ thắc mắc liệu sự kiện này có thật hay không?
Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của “Tam cố mao lư” qua bài viết này nhé!
Ý nghĩa của Tam cố mao lư
Nguồn gốc của điển cố Tam cố mao lư
“Tam cố mao lư” vốn được sáng tạo dựa trên lời văn của Khổng Minh trong “Xuất sư biểu”.
Trong “Xuất sư biểu” có đoạn:
臣本布衣,躬耕于南阳,苟全性命于乱世,不求闻达于诸侯。先帝不以臣卑鄙,猥自枉屈,三顾臣于草庐之中,咨臣以当世之事,由是感激,遂许先帝以驱驰。后值倾覆,受任于败军之际,奉命于危难之间:尔来二十有一年矣。
Gia Cát Lượng, “Xuất sư biểu”
Tạm dịch:
“Thần vốn là phận thường dân, chuyên tâm cày cấy ở Nam Dương, chỉ mong bảo toàn tính mạng giữa thời loạn lạc, chẳng cầu được nổi danh với chư hầu. Tiên đế không coi thần là kẻ thân phận thấp hèn, đem lòng thành hạ cố tới thăm, ba lần tìm gặp thần nơi lều cỏ, cùng thần luận bàn kiến giải những việc đương thời. Do vậy mà thần cảm kích, bằng lòng theo Tiên đế ruổi rong, nguyện dốc hết sức vì người. Sau gặp tình thế long đong, nhận việc giữa lúc binh bại, phụng mệnh trong buổi nguy nan… Tính đến nay đã 21 năm rồi.”
Tưởng tượng những lời này viết ra, mỗi chữ đều được cân nhắc kĩ càng để giữ đúng lễ quân thần, nhưng vẫn không thể giấu được sự bi thương và hoài niệm với Tiên đế.
Tào Ngụy không phải nhân chuyện Lưu Bị băng mà viết thư chiêu hàng Gia Cát Lượng ư?
Đông Ngô không phải vì nghĩ Thừa tướng Quý Hán không đủ sức lèo lái triều đình mà nhiều lần cho người thử tài để hạ bệ sứ thần ư?
Cuối cùng thì sao?
Khổng Minh chẳng hề quan tâm những lời đó, chỉ gắng sức vì cơ đồ của tri kỉ.
Kẻ sĩ vì tri kỉ mà không tiếc đời mình.
Người ta bảo ngày xưa thời phong kiến đạo quân thần được coi trọng nên người ta mới cảm động vì “Xuất sư biểu”, mới nói ai đọc không khóc là bất trung. Nhưng thời nay làm gì còn vua tôi, đâu ai cần trung thành với ai đến mức ấy, tại sao vẫn có người cảm động vì những dòng văn này? Đấy chẳng phải do lời văn thật sự có sức nặng tình cảm sao? Hai người họ ngoài đạo quân thần còn là ơn tri ngộ, là sự ngưỡng mộ tài năng và đạo đức của nhau, là cùng dốc sức vì mục tiêu chung, là sống có trước sau, thủy chung không thay lòng. Những thứ đó, có cần phải ở thời phong kiến mới đáng quý không?
Tham khảo thêm một số trang web về tiếng Nhật
Đăng kí học tiếng Nhật: https://forms.gle/X44hZPKAoJUvUYua7
Behance của mình: https://www.behance.net/phanthuha62
Tra cứu các cách kết hợp từ trong tiếng Nhật (cơ sở dữ liệu của Viện nghiên cứu Quốc ngữ Quốc gia NB): http://nlb.ninjal.ac.jp/
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật: https://phanthuha.me/category/tieng-nhat/
Đọc thêm về Jujutsu Kaisen: https://phanthuha.me/category/jujutsu-kaisen/
Đọc thêm về Tam quốc: https://phanthuha.me/category/tam-quoc/