Trong giờ học về Việt Nam ở trường ĐH, mình được giới thiệu cuốn “ハノイの憂鬱” (Sầu Hà thành) của tác giả Sakurai Yumio được xuất bản lần đầu năm 1989. Khi nói về mưa phùn xứ Bắc, chắc hẳn ta không thể không nói đến nỗi buồn khó tả những ngày giáp Tết ở Hà Nội, và tác giả cuốn sách cũng lấy nguồn cảm hứng từ nỗi buồn mà những cơn mưa phùn ấy mang lại trong chuyến nghiên cứu thực địa làm tiêu đề.
Sakurai Yumio (1945-2012) sinh năm 1945 tại tỉnh Fukui; năm 1967 tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử phương Đông, khoa Văn trường ĐH Tokyo; năm 1977 công tác tại Trung tâm Nghiên cứu ĐNÁ trường ĐH Kyoto; năm 1989 ông lấy bằng Tiến sĩ Văn học tại ĐH Tokyo với nghiên cứu về chế độ công điền ở Việt Nam; năm 1992 ông lấy bằng Tiến sĩ Nông nghiệp với nghiên cứu về lịch sử khai thác thủy lợi trên đồng bằng sông Hồng; năm 2004, ông được tặng danh hiệu Giáo sư danh dự của ĐHQG Hà Nội. Giáo sư Sakurai là người gắn bó sâu sắc với Việt Nam, ngay trong những tác phẩm của mình, ông cũng thường kể rằng mọi sự kiện lớn trong đời ông đều trùng với những dấu mốc trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Các bạn có thể đọc thêm về giáo sư Sakurai tại đây:
https://giaoducthoidai.vn/dien-hinh/rung-rung-don-thay-ve-quot-que-huong-thu-hai-quot–4520.html
Như tiêu đề bài viết, người viết muốn lưu lại một chút ghi chép cá nhân khi đọc cuốn sách của thầy Sakurai. Điểm đặc biệt của cuốn “Sầu Hà thành” là đầu mỗi chương, tác giả lại trích ra một câu trong “Truyện Kiều” để tóm tắt nội dung chương đó (như một hình thức “lẩy Kiều”?). Tuy nhiên, những câu Kiều trong đây đều được dịch ra tiếng Nhật. Mình đã tự dò nghĩa rồi đối chiếu với bản gốc. Nếu có gì sai sót, hi vọng sẽ nhận được lời góp ý của bạn đọc.
Chương mở đầu
藕蓮夭桃の時—なぜベトナムか?
Những từ sen ngó đào tơ – Tại sao lại là Việt Nam?
Chương 1
我は一朶の桃夭にして—ベトナムに来たのだ
Vẻ chi một đóa yêu đào – Tôi đã tới Việt Nam!
Chương 2
才子佳人の雑踏し、車馬に衣に相犇ぐ—民衆の町で
Dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước áo quần như nêm – Trên những con phố thị dân
Chương 3
森厳閉ざす高墻の門—政治の町で
Thâm nghiêm kín cổng cao tường – Trên con đường “quyền lực”
Chương 4
蕙蘭家中に満ち満ちて—ベトナムの団地
Huệ lan sực nức một nhà – Khu tập thể kiểu Việt Nam
Chương 5
土塀の茅の家、粗芦の簾に疎竹の垣—ハノイの中の「村」と「町」
Nhà tranh vách đất tả tơi, lau trèo rèm nát trúc cài phên thưa – “Làng” và “Phố” ở Hà Nội
Chương 6
春日、翼梭を送る—祝祭の山
Ngày xuân con én đưa thoi – Hội hè miên man
Chương 7
体魄死すも霊魂あり—苦しい時のホーおじさん
Thác là thể phách còn là tinh anh – Bác Hồ trong những ngày gian khổ
Chương 8
四周郷関を共にして—ベトナムの貧しさについて
Chung quanh vẫn đất nước nhà – Về sự nghèo đói ở Việt Nam
Chương 9
悲喜はからまる糸のごと—ベトナム社会主義の挫折
Cùng trong một tiếng tơ đồng, người ngoài cười nụ người trong khóc thầm – Sự thất bại của CNXH ở Việt Nam
Chương 10
花散り去るも葉は緑—ベトナム社会主義の変質
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây – Sự “biến đổi về chất” của CNXH ở Việt Nam
Chương 11
一日奇態の公差の衛吏—ベトナムの新円切り替え
Một ngày lạ thói sai nha (Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền) – Đợt đổi tiền mới của Việt Nam
Chương 12
馬車の轍は苔に消ゆ—ディエンビエンフーに行く
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh – Đi Điện Biên Phủ
Chương 13
香姻なきは寂しく—ディエンビエンフーを歩く
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà – Dạo quanh Điện Biên Phủ
Chương 14
霊気は帰神にいたりても—悲しみのレズアン
Khí thiêng khi đã về thần – Lê Duẩn trong nỗi cô độc
Chương 15
蒼天は紅顔を憎む—ベトナムの現代劇
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen – Phim kịch hiện đại Việt Nam
Chương 16
清高の人—私のホーチミン
Người thanh cao – Hồ Chí Minh trong mắt tôi
Chương 17
天帝選びて場を与う—第六回党大会への道
Trời kia đã bắt làm người có thân – Con đường đến Đại hội Đảng lần thứ 6
Chương 18
明鏡に世俗の塵つかす—終章
Gương trong chẳng chút bụi trần – Chương cuối
Tham khảo thêm một số trang web về tiếng Nhật
Đăng kí học tiếng Nhật: https://forms.gle/X44hZPKAoJUvUYua7
Behance của mình: https://www.behance.net/phanthuha62
Tra cứu các cách kết hợp từ trong tiếng Nhật (cơ sở dữ liệu của Viện nghiên cứu Quốc ngữ Quốc gia NB): http://nlb.ninjal.ac.jp/
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật: https://phanthuha.me/category/tieng-nhat/
Đọc thêm về Jujutsu Kaisen: https://phanthuha.me/category/jujutsu-kaisen/
Đọc thêm về Tam quốc: https://phanthuha.me/category/tam-quoc/