Cùng tìm hiểu qua về quan hệ Trung-Xô thời kì “nhất biên đảo”.
Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung-Xô
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) được thành lập, với việc Liên Xô và các nước Đông Âu như Bulgaria và Đông Đức ngay lập tức công nhận chính phủ và bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc lần lượt đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai khối Đông-Tây, Trung Quốc, thay vì vào khối phương Tây gồm Mỹ và các nước Tây Âu, đã quyết định gia nhập khối phía Đông gồm Liên Xô và các nước Đông Âu, dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ từ các nước này để thúc đẩy xây dựng đất nước. Để thể hiện rõ thái độ nói trên, bản thân Trung Quốc đã sử dụng cụm từ Liên Xô nhất biên đảo.
Theo đó, nhiệm vụ ngoại giao quan trọng đầu tiên của chính phủ CHNDTH là kí kết một hiệp ước liên minh mới với Liên Xô, thực hiện các thỏa thuận cụ thể về nội dung an ninh và viện trợ kinh tế. Ngay sau khi thành lập chính phủ mới, đích thân Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tới Matxcova để đàm phán với Liên Xô. Tuy nhiên, việc đàm phán gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng, Mao Trạch Đông quyết định ở lại Moscow ba tháng – một khoảng thời gian dài bất thường.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1950, Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung-Xô được ký kết. Ngoài việc đảm bảo an ninh thông qua liên minh quân sự với Liên Xô, Trung Quốc còn nhận được khoản vay trị giá 300 triệu USD để xây dựng các nhà máy điện, đường sắt và thiết bị cơ khí. Về những cơ sở vật chất mà Liên Xô có quyền sử dụng như đường sắt Trung Đông và đường sắt Nam Mãn Châu (cả hai được đổi tên thành Đường sắt Trường Xuân), cảng Lữ Thuận (Arthur), cảng Đại Liên, v.v. theo Hiệp ước Liên minh hữu nghị Trung-Xô được chính phủ Quốc dân đảng kí với Liên Xô năm 1945, tất cả đã được hứa sẽ trả lại cho Trung Quốc.
Tuy vậy, liên quan đến việc phát triển tài nguyên ở Tân Cương và dự án đóng tàu ở Đông Bắc, Trung Quốc bị ép buộc phải nhượng bộ những lợi ích và ưu đãi mới cho Liên Xô. Điều này đã gây ra bất mãn cho phía Trung Quốc vốn đang bị đe doạ về vấn đề khôi phục chủ quyền.
Quan hệ với Anh và Mỹ trong thời kì đầu
Mặt khác, chính phủ CHNDTH tuyên bố sẽ bãi bỏ tất cả các hiệp ước song phương đã kí kết trong quá khứ và chuẩn bị thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác như Hoa Kỳ và Anh quốc. Đáp lại, chính phủ Anh, vốn có nhiều lợi ích ở Đông Á bao gồm cả việc sở hữu Hồng Kông, đã công nhận CHNDTH vào ngày 6 tháng 1 năm 1950, tháng 6 cùng năm cũng thể hiện thái độ ủng hộ với quyền đại diện của CHNDTH tại Liên hợp quốc. Từ đây hai nước đã bắt đầu đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao. Chính phủ Mỹ, vốn ưu tiên quan hệ với chính phủ Quốc Dân Đảng đã chuyển đến Đài Loan, cũng đưa ra lập trường cho phép thương mại tư nhân với Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình quốc tế tương đối yên bình thời kì đầu [sau khi nước CHNDTH thành lập] đã thay đổi hoàn toàn khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950.
Tham khảo thêm một số trang web về tiếng Nhật
Đăng kí học tiếng Nhật: https://forms.gle/X44hZPKAoJUvUYua7
Behance của mình: https://www.behance.net/phanthuha62
Tra cứu các cách kết hợp từ trong tiếng Nhật (cơ sở dữ liệu của Viện nghiên cứu Quốc ngữ Quốc gia NB): http://nlb.ninjal.ac.jp/
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật: https://phanthuha.me/category/tieng-nhat/
Đọc thêm về Jujutsu Kaisen: https://phanthuha.me/category/jujutsu-kaisen/